Các thói quen xấu về răng miệng gây lệch lạc khớp cắn trong nha khoa

Thói quen thở miệng khó phát hiện tại nha khoa

Nếu các bạn không muốn niềng răng cho con em của mình thì nên tìm hiểu bài viết này của Nha khoa An An chúng mình nhé!

Các thói quen xấu về răng miệng như mút tay, đẩy lưỡi ra trước hoặc sang bên khi nuốt, mút môi dưới, thở miệng, cắn viết kéo dài sẽ tạo những di chuyện răng ngoài ý muốn, gây ra những lệch lạc về răng và hàm mặt. Một thói quen răng miệng xấu có thể làm di chuyển răng nếu thời gian tác động đủ dài: trên 6 giờ/ngày. Nếu thời gian tác động ít hơn 6 giờ/ngày, dù lực tác động lớn, thói quen đó vẫn không làm di chuyển được răng.

1. Mút tay: là 1 thói quen xấu về răng miệng mà nha khoa hay gặp

Hầu như các trẻ em có thói quen mút tay kéo dài đều đưa tới tình trạng sai khớp cắn. Nói chung, mút tay trong thời kỳ răng sữa không có ảnh hưởng lâu dài đến răng.

Thói quen xấu mút tay thường hay gặp trong nha khoa
Thói quen xấu mút tay thường hay gặp trong nha khoa

Nếu thói quen này kéo dài qua thời kỳ răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên, sai khớp cắn là điều chắc chắn với các biểu hiện: răng cửa trên thưa và nghiêng về phía môi, răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi, cắn hở vùng răng trước, hẹp cung răng trên (cung răng có hình chữ V).

Răng di chuyển nhiều hay ít phụ thuộc vào thời gian tác động của thói quen. Nếu trẻ mút tay với áp lực mạnh nhưng không liên tục và thời gian không đủ lâu thì các răng di chuyển ít.

Ngược lại, trẻ mút tay với áp lực nhẹ nhưng kéo dài hơn 6 giờ/ngày, đặc biệt là những trẻ mút tay suốt đêm thì sẽ bị sai khớp cắn trầm trọng.

Mút tay có thể gây ra sai khớp cắn nếu thói quen này kéo dài đến thời kỳ răng hỗn hợp. những di chuyển nhẹ của các răng sữa có thể thấy ở trẻ 3 – 4 tuổi có thói quen mút tay.

Nếu thói quen chấm dứt ở thời điểm này, áp lực của môi và má sẽ tự đưa các răng về vị trí bình thường. Nếu thói quen kéo dài sau khi răng cửa vĩnh viễn đã mọc lên, cần phải điều trị niềng răng để giải quyết vấn đề sai vị trí của răng.

2. Đẩy lưỡi:

Đẩy lưỡi ra trước khi nuốt là đặt đầu lưỡi về phía trước, chêm giữa các răng cửa trên và dưới lúc nuốt. Trước đây, đẩy lưỡi được cho là nguyên nhân gây ra các lệch lạc về răng.

Thói quen đẩy lưỡi gây lệch lạc răng miệng
Thói quen đẩy lưỡi gây lệch lạc răng miệng

Thực ra, lưỡi chỉ đặt áp lực lên răng khỏang một giây trong một lần nuốt. Một người chỉ thực hiện 800 lần nuốt trong tòan bộ thời gian thức và vài lần nuốt/giờ khi ngủ trong một ngày.

Như vậy, trong một ngày, mỗi người trong chúng ta chỉ nuốt chưa đến 1000 lần cho nên lực từ lưỡi đặt lên răng chỉ trong 1000 giây, tức là chưa đến 20 phút/ngày. Khỏang thời gian lưỡi tác động lực lên răng như thế là quá ít, không thể làm di chuyển răng.

Khám một bệnh nhân cắn hở vùng răng trước, ta thường thấy lưỡi bệnh nhân chêm giữa các răng cửa trên và dưới. Do đó, đẩy lưỡi được cho là nguyên nhân gây ra cắn hở răng trước. bệnh nhân có cắn hở răng trước và răng cửa trên nghiêng ra trước, không thể khép kín môi lúc nuốt, nên có khuynh hướng đưa lưỡi ra trước chêm giữa các răng cửa trên và dưới để đóng kín phần trước của xoang miệng.

Do đó, không nên tập cho bệnh nhân kiểu nuốt với vị trí lưỡi không đẩy về trước nếu chưa bắt đầu điều trị niềng răng.

Tuy nhiên, nếu một bệnh nhân có vị trí nghỉ của lưỡi nằm về phía trước thì lực từ lưỡi, dù rất nhẹ nhưng thời gian tác động dài, sẽ làm di chuyển răng. Vị trí nghỉ cùa lưỡi nằm về phía trước thỉnh thỏang đi kèm với đẩy lưỡi ra trước khi nuốt.

Lưỡi có thể nằm về trước, sang hai bên hoặc vừa về trước vừa sang bên. Tùy theo vị trí của lưỡi mà ta có các kiểu sai khớp cắn:

  • Cắn hở vùng răng trước: do vị trí lưỡi nằm về trước và đẩy lưỡi ra trước khi nuốt.
  • Cắn hở vùng răng sau và cắn sâu: do vị trí nghỉ của lưỡi nằm về phía sau và tràn lên mặt nhai vùng răng sau, làm lún các răng sau.
  • Cắn đối đầu vùng răng trước và khớp cắn múi-múi ở vùng răng sau: do vị trí lưỡi nằm cả vùng răng trước và răng sau.

Như vậy, chức năng và vị trí lưỡi bất thường có thể là nguyên nhân của sai khớp cắn, nhưng cũng có thể là sự đáp ứng của lưỡi đối với sai khớp cắn có từ trước.

3. Thói quen xấu của môi: ít gặp hơn trong nha khoa

Cắn môi dưới là thói quen thường gặp nhất.

Thói quen cắn môi ít gặp trong nha khoa
Thói quen cắn môi ít gặp trong nha khoa

Dấu hiệu dễ nhìn thấy nhất là bệnh nhân có dấu của các răng cửa trên ở môi dưới và cường cơ cằm. môi và lưỡi có thể chạm nhau trong khi nuốt. bệnh nhân có cắn hở vùng răng trước, răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi, răng cửa trên chen chúc và nghiêng về phía môi.

Cắn môi trên thường gặp ở trẻ đang đi học. Đây là một hội chứng nhằm làm giảm sự căng thẳng. Chức năng của lưỡi có thể bình thường.

Mút môi dưới có thể là nguyên phát hoặc thứ phát.

  • Trong trường hợp nguyên phát, mút môi dưới làm tăng độ cắn chìa vì làm răng cửa trên nghiêng về phía môi và các răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi. Bất hài hòa nhẹ theo chiều trước – sau giữa xương hàm trên và xương hàm dưới. Thói quen mút môi làm tăng độ cắn chìa từ nhẹ đến trung bình.
  • Trong trường hợp thứ phát, độ cắn chìa lớn là do bất hài hòa nhiều giữa xương hàm trên và xương hàm theo chiều trước – sau, thong thường là do hàm dưới kém phát triển. độ nghiêng ngòai – trong của các răng cửa có thể bình thường. môi dưới nằm giữa răng cửa trên và răng cửa dưới, là do đáp ứng của môi đối với sự sai lệch hình thái giữa các xương hàm.

4.Thở miệng: là thói quen xấu nhưng rất khó phát hiện tại nha khoa.

Thở miệng và rối lọan việc thở bằng mũi là nguyên nhân gây ra sai lệch khớp cắn. bệnh nhân thường có kiểu nuốt nhủ nhi (đẩy lưỡi ra trước khi nuốt), khớp cắn Angle II chi 1, hẹp hàm trên, cắn hở răng trước, cắn chéo răng sau một bên hoặc hai bên, răng chen chúc trên cả hai hàm, mặt dài, đầu hơi ngửa ra sau.

Thói quen thở miệng khó phát hiện tại nha khoa
Thói quen thở miệng khó phát hiện tại nha khoa

Ở bệnh nhân thở miệng, hai môi không khép kín, lưỡi nằm thấp và đẩy lưỡi khi nuốt. Nếu tình trạng này còn tồn tại sau khi điều trị niềng răng thì tái phát là điều chắc chắn. Do đó, cần điều trị tai- mũi-họng, trả lại chức năng thở mũi bình thường trước khi tiến hành điều trỉ niềng răng

Nếu bạn gặp vấn đề về lệch lạc răng, muốn niềng răng nhưng còn phân vân điều gì đó thì cứ liên hệ với Nha khoa An An của chúng tôi nhé.

Các bạn có thể để lại tin nhắn trong FB Messenger hoặc liên hệ trực tiếp qua thông tin bên dưới nhé.

Hiện Nha khoa An An đang có “Chương trình niềng răng trả góp“. Bạn có thể tham khảo thêm trước khi quyết định nhé!

Nha khoa AN AN- Nha khoa chuyên niềng răng

028 2232 1255

2U Nguyễn Thị Tần, P2, Q8, TPHCM

(đi vào đường lô F bên hông chợ Rạch Ông 50m)

 

Sơ đồ đường đi đến Nha khoa An An

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *