Hình thái cung răng và niềng răng chỉnh nha

Hình thái cung răng - Nha khoa An An Quận 8

Hình thái cung răng và niềng răng Niềng răng chỉnh nha có mối liên quan mật thiết với nhau. Cùng Nha khoa An An tìm hiểu nhé

Sự sắp xếp răng theo bình diện ngang (horizontal alignment) có ảnh hưởng đến việc điều trị niềng răng?

Khi răng mọc ra trong miệng, vị trí của răng theo bình diện ngang không chỉ bị ảnh hưởng bởi hình dạng xương hàm mà còn bởi các cấu trúc mô mềm chung quanh.

Lưỡi bên trong có khuynh hướng đẩy răng ra phía ngoài và ngược lại, các cơ môi má có khuynh hướng ép răng vào bên trong.

Do vậy, hình dạng và kích thước cung răng đều chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó sự cân bằng giữa lực của lưỡi và môi-má là rất quan trọng.

Trên bình diện ngang, các răng trong khoang miệng sắp xếp dạng đường cong với những hình dạng và kích thước khác nhau.

Hình dạng cung răng

Các răng trong xương hàm sắp xếp liên hoàn tạo nên dạng cong móng ngựa gọi là cung răng.

Hình dạng cong của cung răng khác nhau trên mỗi cá nhân, có sự khác biệt về kích thước và hình dạng ở mỗi dân tộc.

Có ba dạng cung răng bình thường phổ biến: dạng chữ U, hay dạng vuông (square), dạng bầu dục (ovoid) và dạng thuôn hẹp (taper)

Phân bố dạng cung răng có sự khác biệt với các chủng tộc khác nhau. Người Âu châu (Caucasian) có tỉ lệ cung răng dạng thuôn hẹp và bầu dục nhiều hơn so với dạng chữ U.

Ngược lại, ở người châu Á, cung răng dạng thuôn hẹp chiếm tỉ lệ rất thấp so với hai dạng còn lại. Dạng cung răng có rất có ý nghĩa trong điều trị Niềng răng chỉnh nha.

Với cung răng thuôn hẹp, nới rộng cung răng giúp cung cấp khoảng để tái sắp xếp răng trên cung hàm thay vì nhổ răng sẽ giúp giảm thiểu tỉ lệ nhổ răng.

Hình dạng cung răng trên và cung răng dưới thường tương hợp với nhau, giúp các răng ăn khớp với nhau tốt hơn.

Ví dụ cung răng trên có dạng bầu dục thì cũng răng dưới cũng có dạng bầu dục, hoặc cũng răng trên dạng thuôn thì cũng răng dưới dạng thuôn.

Trường hợp bất tương hợp giữa hai cung răng sẽ dẫn đến bất hài hòa ăn khớp giữa cung răng trên và cung răng dưới.

Trong điều trị Niềng răng chỉnh nha, bác sĩ có khuynh hướng đưa hình dạng cung răng về dạng bầu dục, đặc biệt khi bất tương hợp hình dạng cung răng trên và dưới.

Ví dụ khi một bệnh nhân có cung răng trên dạng chữ U và cung răng dưới dạng thuôn hẹp. Để đạt được tình trạng hài hòa cung răng, thì nên chuyển dạng cung răng trên và cung răng dưới về dạng bầu dục.

Việc chuyển dạng từ chữ U sang thuôn hẹp hay ngược lại, thuôn hẹp sang chữ U sẽ có nguy cơ tái phát rất cao.

hình thái cung răng trước - niềng răng nha khoa AN AN
Hình thái cung răng trước -Niềng răng nha khoa AN AN

 Kích thước cung răng

Kích thước cung răng gồm kích thước ngang và kích thước trước sau. Kích thước ngang cung răng là khoảng cách giữa các răng cùng tên đối bên.

Với nhóm răng trước, khoảng cách này được tính từ điểm xa nhất mặt xa các răng đối bên, còn với nhóm răng sau thì được tính từ điểm xa nhất mặt ngoài.

Kích thước trước sau cũng răng được tính từ mặt ngoài răng cửa giữa đến đường ngang qua mặt xa từng cặp răng đối diện.

Mỗi cặp răng sẽ có hai thông số kích thước ngang và kích thước trước sau tương ứng. Kích thước ngang và trước sau cung rằng người Việt theo nghiên cứu của HT. Hùng và H.K. Khang

Trên thực hành nha khoa, kích thước ngang được tính chủ yếu giữa các cặp răng đối bên, từ răng nanh đến răng cối lớn và kích thước trước sau được tính từ mặt ngoài răng cửa giữa đến đường ngang qua mặt gần răng cối lớn thứ nhất .

Kích thước trước sau có liên quan đến kích thước ngang và hình dạng cung răng. Khi tổng kích thước gần xa các răng bằng nhau, cung răng dạng thuôn sẽ có kích thước trước sau lớn hơn so với cung răng dạng chữ U.

Trong Niềng răng chỉnh nha, một số tác giả tính kích thước ngang cung răng trên là kích thước liên múi ngoài gần răng cối lớn thứ nhất và cung răng dưới là kích thước liên rãnh ngoài gần răng cối lớn thứ nhất.

Bình thường, độ chênh kích thước ngang rằng sau (kích thước liên múi và kích thước liên rãnh) giữa hai hàm là khoảng 3 mm. Chỉ số kích thước cung răng bình thường là tham chiếu khi nới cũng răng.

Hình thái cung răng - Nha khoa An An
Hình thái cung răng – Nha khoa An An

Sự sắp xếp răng theo bình diện đúng (vertical alignment) – Mối liên quan trong niềng răng chỉnh nha

Các răng sắp xếp trên cung hàm với đặc điểm phát huy tối đa lực nhai, đồng thời có tác dụng bảo vệ và ổn định vị trí răng trên cung hàm.

Để tối ưu hóa lực nhai và tự bảo vệ chính mình, các răng sắp xếp theo hướng sao cho trục răng song song với hướng lực nhai và mặt nhai vuông góc với hướng lực nhai theo ba chiều không gian.

Ngoài ra, cơ chế thần kinh cơ với tính năng phản hồi (feedback) nhu cầu thực hiện chức năng hoạt động nhai chỉ kích hoạt số lượng cơ co vừa đủ cần thiết cho từng loại hoạt động nhai.

Các thụ thể nhận cảm áp lực trong mô nha chu chịu trách nhiệm phản hồi nhu cầu này.

Ví dụ khi thực hiện chức năng cắt thức ăn ở răng trước, số lượng cơ nhai hoạt động chỉ cần vừa đủ, sẽ thấp hơn so với hoạt động nhai nghiền thức ăn ở răng cối.

Để đảm bảo các thụ thể răng sau không bị kích thích trong hoạt động cắt thức ăn ở răng trước, các răng sau phải ở trạng thái không tiếp xúc.

Hiện tượng các răng không tiếp xúc nhau như thế này gọi là nhả khớp (disocclusion). Do vậy, nhả khớp còn gọi là cơ chế bảo vệ của hệ thống nhai.

Có hai hiện tượng nhả khớp trong hoạt động nhai: nhả khớp ra trước và nhả khớp sang bên. Nhả khớp ra trước xảy ra khi thực hiện động tác cắn vùng răng trước, còn nhả khớp sang bên xảy ra khi hàm đưa sang bên để thực hiện chức năng nhai.

Phía không thực hiện chức năng sẽ không tiếp xúc, gọi là nhả khớp sang bên. Đặc điểm hình thái đảm bảo cho chức năng nhai hiệu quả, chức năng ổn định vị trí răng và chức năng tự bảo vệ thể hiện qua các đường cong cắn khớp và tư thế trục răng.

Đường cong cắn khớp theo chiều trước sau là đường cong Spee và đường cong cắn khớp theo chiều ngang là đường cong Wilson.

Đường cong Spee

Đường cong Spee do Spee mô tả năm 1890, với đặc điểm là đường cong lõm nhẹ lên trên khi nối đỉnh răng nanh với đỉnh núi ngoài các răng cối nhỏ và răng cối lớn hàm dưới. Đường cong Spee khi kéo dài sẽ đi qua tâm lồi cầu.

Đường cong Spee lý tưởng đảm bảo hướng trục răng song song với hướng lực cơ nhai theo chiều trước sau và các răng sau nhả khớp khi thực hiện chức năng nhai ở răng trước.

Độ sâu đường cong Spee được tính bằng cách đo khoảng cách từ đỉnh múi ngoài thấp nhất đến mặt phẳng qua đỉnh răng nanh và múi xa ngoài răng cối lớn thứ hai. Độ sâu lý tưởng của đường cong Spee khoảng 1,5 – 2 mm.

Khi đường cong Spee sâu hơn 3 mm gọi là đường cong Spee sâu và khi ít hơn 1,5 mm gọi là đường cong Spee phẳng. Tình trạng trồi răng do mất răng đối diện sẽ làm mất đường cong Spee.

Những trường hợp đường cong Spee bất thường hay mất đường cong Spee đều có nguy cơ mất nhả khớp, gây hậu quả lên chức năng bộ máy nhai.

Ở người Việt Nam, đường cong Spee có độ sâu trung bình là 1,91 mm, nam (2,02 mm) cao hơn nữ (1,79 mm); vị trí múi răng thấp nhất là múi gần ngoài răng cối lớn thứ nhất (H.THùng và N.T.K.Anh, 1994).

Đường cong Wilson

Đường cong do Wilson mô tả năm 1917, là đường nối đỉnh các múi ngoài và trong lần lượt ở các răng đối bên trên cung hàm. Đường cong Wilson có dạng cong lõm nhẹ lên trên

Đường cong Wilson đảm bảo các răng cối sắp xếp với hướng trục răng song song hướng lực nhai theo chiều ngang, giúp nhả khớp sang bên, đồng thời giúp dồn thức ăn lên bản nhại một cách hiệu quả Đường cong Wilson được tính cho các răng cối nhỏ và răng cối lớn.

Đường cong Wilson đi qua múi ngoài Độ cong lõm của đường cong tăng dần từ và mái trong răng cối. trước ra sau. Đánh giá đường cong Wil-son là đánh giá định tính, bằng cách quan sát mẫu hàm trên từ phía sau để đánh giá đường cong Wilson là dương tính (cong lõm) hay âm tính (phẳng hoặc cong lồi).

Mặt phẳng nhai và mặt cầu Monson có liên quan đến niềng răng

Mặt phẳng nhai là một mặt phẳng tưởng tượng đi qua bờ cắn răng cửa và tất cả các đỉnh núi răng. Như vậy, mặt phẳng nhai có dạng mặt cong lõm lên trên, tích hợp đường cong Spee và đường cong Wilson. Monson (1918) mô tả một mặt cong tích hợp giữa đường cong Spee và đường cong 0

Wilson thành một mặt cầu, có bán kính 4 inch (khoảng 10,16 cm), với tâm là mào gà xương sàng (crista galli). Mặt phẳng nhai, như vậy là một phần của mặt cầu Monson. Đây là cơ sở thực hiện tái lập đường cong Spee trên giá khớp nha khoa.

Tái lập mặt phẳng nhai, bao gồm đường cong Spee và đường cong Wilson là việc rất quan trọng trong điều trị nha khoa phục hồi hay điều trị Niềng răng chỉnh nha. Tái lập mặt phẳng nhai bao gồm hai bước: xác định hướng mặt phẳng nhai và tái lập đường cong cắn khớp.

Việc xác định hướng mặt phẳng nhai sẽ tuỳ thuộc vào chuyên (A) với mặt cầu Monson đi qua trung tâm khoa lâm sàng là nha khoa phục hồi hay chỉnh lồi cầu (B), với tâm là mào gà xương sàng nha, sẽ có những mặt phẳng tham chiếu khác (C). Mặt cầu đi qua mặt nhai chiều trước sau (D: đường cong Spee) và chiều ngang nhau để định hướng mặt phẳng nhai. Một điều (E: đường cong Wilson) (nguồn: Internet). cần lưu ý là mặt phẳng nhai giải phẫu khác với mặt phẳng nhai trong Niềng răng chỉnh nha, được xác định qua các phân tích đo đầu.

Tư thế trục răng có ảnh hưởng đến niềng răng chỉnh nha

Hầu hết tất cả trục răng (root axis) của các răng tạo một góc nghiêng theo bình diện ngoài trong và gần xa so với đường thẳng đứng.

Độ nghiêng theo cả hai bình diện ngoài trong và gần xa này gọi là tư thế trục răng. Tư thế trục răng đảm bảo cho các có được đường cong Spee và đường cong Wilson.

Tư thế trục răng được tính cho từng chân răng, do đó các răng nhiều chân sẽ có nhiều tư thế trục răng khác nhau. Tư thế trục răng của các răng có đặc điểm sau:

Tư thế trục răng hàm trên

Răng trước hàm trên: về độ nghiêng ngoài trong, các răng trước hàm trên nghiêng nhiều về phía trong. Về độ nghiêng gần xa, chân răng cửa hàm trên có thể nghiêng gần nhẹ, riêng răng nanh nghiêng về phía xa

Răng cối nhỏ hàm trên: răng có khuynh hướng nghiêng nhẹ theo cả hai chiều ngoài trong và gần xa.

Răng cối lớn hàm trên: răng nghiêng nhiều theo chiều ngoài trong và nghiêng xa vừa phải.

Tư thế trục răng hàm dưới

Răng trước hàm dưới: các răng cửa hàm dưới và răng nanh nghiêng nhiều phía trong theo chiều ngoài trong. Theo chiều gần xa, các răng cửa gần như thẳng đứng, trong khi các răng nanh nghiêng xa nhẹ.

Răng cối nhỏ hàm dưới: theo chiều gần xa, các răng đều nghiêng xa nhưng với chiều ngoài trong có sự khác biệt: răng cối nhỏ thứ nhất khuynh hướng nghiêng về phía trong nhưng răng cối nhỏ hai lại nghiêng về phía ngoài. Tuy nhiên, cả hai đều nghiêng ở mức độ rất nhẹ.

Răng cối hàm dưới: các răng cối hàm dưới đều nghiêng nhiều phía ngoài theo chiều ngoài trong và nghiêng xa theo chiều gần xa.

Tư thế trục răng trên lâm sàn được đánh giá gián tiếp qua độ nghiêng của thân răng, gồm độ nghiêng theo chiều ngoài trong và độ nghiêng theo chiều gần xa, thay vì tư thế trục răng.

Độ nghiêng ngoài trong của thân răng gọi là độ torque, được đo bằng cách vẽ đường tiếp tuyến với mặt ngoài thân Độ torque Độ torque răng tại vị trí phần ba giữa và so với trục đứng, vuông góc với mặt phẳng nhai

Mặt phẳng nhai – Sự liên quan trong niềng răng chỉnh nha

Độ torque có hai giá trị là dương hay âm, tuỳ thuộc góc giữa đường tiếp đánh giá bằng độ torque dương (A) và âm (B). tuyến mặt ngoài thân răng so với mặt phẳng vuông góc mặt nhai.

Ở răng trước, khi độ torque dương và cao thì gọi là răng chìa hay nghiêng ngoài (procline). Khi độ torque âm thì gọi là răng cụp hay nghiêng trong (retrocline). Độ torque các răng có khuynh hướng dương ở vùng răng trước và âm ở vùng răng sau.

Độ nghiêng gần xa của răng gọi là độ tip, được đo bằng cách so sánh trục răng theo chiều gần xa với trục đứng vuông góc mặt phẳng nhai.

Độ tin cũng có giá trị khi chân nghiêng xa và có giá trị âm khi chân răng nghiêng gần. Việc điều trị làm giảm độ nghiêng theo chiều gần xa gọi là dựng trục răng (upright).

Khi răng có độ nghiêng gần bình thường (có độ tip dương), việc điều trị làm giảm độ tin của răng bằng cách nghiêng răng cối ra xa, còn gọi là nghiêng xa thân răng (tipback).

Độ nghiêng ngoài trong và gần xa có sự khác biệt theo các chủng tộc khác nhau. Trên cơ sở độ nghiêng ngoài trong và gần xa này, các góc độ mắc cài được thiết kế để giúp điều trị Niềng răng chỉnh nha hiệu quả hơn.

Andrews, cha đẻ kỹ thuật dây thẳng, sau khi nghiên cứu độ nghiêng ngoài trong và gần xa của răng đã thiết kế mắc cài với độ torque và độ tip tích hợp trong mắc cài, tạo nên một cuộc cách mạng trong điều trị chỉnh nha.

Do độ nghiêng ngoài trong và gần xa các răng có sự khác biệt theo chủng tộc, việc lựa chọn mắc cài cần phải dựa trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm độ nghiêng ngoài trong và gần xa của từng dân tộc khác nhau.

Tư thế trục răng chuyển biến từ trước ra sau trên cả hai bình diện ngoài trong và gần xa như mô tả. Theo bình diện gần xa, các răng đều có chân răng nghiêng xa. Còn với bình diện ngoài trong, độ torque ở răng cửa giữa cao nhất, sau đó giảm dần và chuyển sang độ torque âm ở các răng cối nhỏ và răng cối lớn.

Kiểm soát độ nghiêng theo chiều ngoài trong và gần xa là nhiệm vụ của bác sĩ Niềng răng chỉnh nha trong thực hành lâm sàng.

Tình trạng không kiểm soát được độ nghiêng theo chiều ngoài trong khá phổ biến trên lâm sàng trong trường hợp điều trị kéo lui răng khi điều trị hỗ răng hàm trên.

Để đạt được độ nghiêng theo yêu cầu, trước kia, đòi hỏi phải bỏ dây khá phức tạp và khó có thể đạt được độ chính xác.

Với kỹ thuật dây thẳng, độ nghiêng theo chiều gần xa và ngoài trong của răng hiện nay đã được thiết kế tích hợp trong mắc cài, giúp giảm thiểu việc bẻ dây.

Ngoài ra, có nhiều loại mắc cài với độ nghiêng ngoài trong đặc biệt giúp bù trừ và kiểm soát tình trạng nghiêng của răng trong quá trình điều trị.

Khí cụ Niềng răng chỉnh nha cố định liên quan mật thiết đến đặc điểm độ nghiêng của răng theo chiều ngoài trong và gần xa.

Các hệ thống mắc cài của kỹ thuật dây thẳng hiện nay đều chủ yếu dựa trên những đặc điểm này.

Nha khoa An An – Nha khoa chuyên niềng răng chỉnh nha

2U Nguyễn Thị Tần, Phường 2, Quận 8, HCM

028 2232 1255

(Đi vào đường lô F bên hông chợ Rạch Ông khoảng 50m)

Sơ đồ đường đi đến Nha khoa An An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *