Sự ăn khớp của 1 bộ răng bình thường như thế nào? hãy cùng nha khoa An An tìm hiểu nhé
Đặc điểm chung sự ăn khớp của bộ răng
Bình thường, một răng tiếp xúc với hai răng ở hàm đối diện (trừ răng cửa giữa hàm dưới và răng cối lớn thứ 3 hàm trên chỉ tiếp xúc với 1 răng) và răng hàm dưới nằm phía gần và trong hơn so với răng cùng tên hàm trên.
Tính ở hàm dưới, ngoại trừ răng cửa giữa chỉ tiếp xúc với răng cửa giữa trên tương ứng, các răng còn lại đều tiếp xúc với răng cùng tên ở hàm đối diện và phần xa của răng liền kề gần.
Thí dụ: răng cối lớn thứ nhất hàm dưới tiếp xúc với răng cối lớn thứ nhất hàm trên và phần xa của răng cối nhỏ thứ hai hàm trên.
Tương tự, tính ở hàm trên, ngoại trừ răng tận cùng, các răng sẽ tiếp xúc nhai với răng cùng tên và phần gần của răng liền kề xa.
Sự ăn khớp bộ răng vùng răng trước
Sự ăn khớp các răng ở vùng răng trước là sự ăn khớp giữa bờ cắn các răng dưới và các cấu trúc mặt trong răng trên:
– Răng cửa giữa hàm dưới: bờ cắn ăn khớp với hõm lưỡi và gờ bên gần răng cửa giữa trên.
– Răng cửa bên hàm dưới: bờ cắn ăn khớp với gờ bên xa của răng cửa giữa hàm trên và gờ bến gần răng cửa bên hàm trên.
– Răng nanh hàm dưới: gờ bến gần liên hệ với gờ bên xa răng cửa bên hàm trên, gờ bên xa ăn khớp với gờ bên gần của răng nanh trên. Khi các răng lồng mái tối đa, răng trước hàm trên phủ ngoài các răng trước hàm dưới. Sự phủ theo chiều dọc gọi là độ cắn phủ (overbite) và phủ theo chiều ngang gọi là độ cắn chìa (overjet). Độ cắn phủ và cắn chìa bình thường khoảng 3 mm.

Sự ăn khớp bộ răng vùng răng sau – Nha khoa An An
Sự ăn khớp bộ răng ở vùng răng sau nhờ sự liên hệ răng trước dướiểmặt trong giữa các múi chịu với trũng, gờ và múi hướng dẫn với rãnh, răng trước trên. khoang tiếp cận
Tương quan múi chịu
Các múi xa ngoài răng cối lớn dưới ăn khớp vào trũng giữa răng cùng tên hàm trên.
Các múi gần ngoài răng cối lớn dưới và múi ngoài răng cối nhỏ dưới ăn khớp vào trũng gần của răng cùng tên ở hàm trên hoặc ăn khớp với gờ bên gần của răng cùng tên và gờ bên xa răng liền kề gần hàm trên.
Các múi gần trong răng cối trên ăn khớp với trũng giữa răng cùng tên hàm dưới.
Các múi xa trong răng cối lớn trên (trừ răng cối lớn 3) ăn khớp trũng tam giác xa của răng cùng tên ở hàm dưới hoặc gờ bên xa răng cùng tên và gờ bên gần của răng liền kề xa.
Các múi trong răng cối nhỏ trên ăn khớp với trũng xa của răng cùng tên hàm dưới.
Tương quan múi hướng dẫn
Các múi ngoài răng cối nhỏ và múi xa ngoài răng cối hàm trên ăn khớp với khoang tiếp cận ngoài tương ứng hàm dưới.
Múi gần ngoài răng cối lớn hàm trên ăn khớp với rãnh ngoài răng tương ứng hàm dưới, ngoại trừ múi gần ngoài răng cối lớn thứ nhất hàm trên ăn khớp với rãnh gần ngoài răng cối lớn thứ nhất hàm dưới.
Các múi trong răng cối nhỏ và múi gần trong răng cối lớn hàm dưới ăn khớp với khoang tiếp cận trong tương ứng hàm trên.
Múi xa trong răng cối lớn hàm dưới ăn khớp với rãnh trong răng tương ứng hàm trên.
Xét về phương diện ăn khớp vùng răng sau, sự ăn khớp của cả múi chịu và múi hướng dẫn đều quan trọng và phải đảm bảo sự đồng bộ.
Sự ăn khớp đồng bộ cả múi chịu và múi hướng dẫn này là tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất trong các tiêu chuẩn đánh giá sự ăn khớp bộ răng về phương diện chỉnh nha mà Andrews đề xuất. Các răng cần phải được xem xét tất cả các tương quan lồng mái trong điều trị chỉnh nha.

Sự ăn khớp của bộ răng và khớp cắn bình thường – Nha khoa An An
Khớp cắn (occlusion) là thuật ngữ chỉ tương quan hai hàm trong tất cả các trạng thái tiếp xúc và hoạt động chức năng. Như vậy, sự ăn khớp bộ răng là một trạng thái của khớp cắn.
Các đặc điểm ăn khớp đã trình bày ở trên tạo nên một hình thái khớp cắn bình thường. Đây chính là cơ sở để đánh giá những biến đổi của khớp cắn gọi là bất thường hay lệch lạc khớp cắn.
Khớp cắn bình thường còn là cơ sở để tái lập khớp cắn trong điều trị phục hồi và chỉnh nha.
Trong phần này, chúng tôi chỉ trình bày khớp cắn bình thường trạng thái tĩnh, tức trạng thái ăn khớp của bộ răng, dựa trên ba tiêu chí là tiêu chí độ phủ, tiêu chí lồng múi và tiêu chí sắp đều trong cung răng.
Tiêu chí sắp đều răng là sự sắp xếp đều theo bình diện ngang và trên bình diện đứng dọc đã trình bày nên không trình bày lại ở đây. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là khớp cắn bình thường phải đảm bảo đạt tất cả ba tiêu chí này.
Theo tiêu chí độ phủ, vùng răng trước được đánh giá theo hai bình diện là bình diện đứng dọc và bình diện ngang.
Trên bình diện đứng dọc, độ phủ dọc hay còn gọi độ cắn phủ (overbite) bình thường ở răng trước khoảng 2 – 4 mm, trung bình 3 mm.
Trên bình diện ngang, độ phủ ngang hay độ cắn chìa (overjet) bình thường ở răng trước là 2 – 4 mm, trung bình 3 mm.
Đây là những tiêu chuẩn quan trọng làm cơ sở tham chiếu nhằm tái lập khớp cắn trong điều trị chỉnh nha hay điều trị phục hình vùng răng trước

Ở vùng răng sau, độ phủ chỉ được đánh giá theo bình diện ngang. Do tính chất lồng múi, độ phủ ngang bình thường tương ứng với trạng thái phủ trọn vẹn của múi ngoài răng sau trên với múi ngoài răng sau dưới, nghĩa là khi múi ngoài răng dưới tiếp xúc với cả hai sườn bản nhai răng trên
Theo tiêu chí lồng múi, cả hai múi hướng dẫn và múi chịu phải đảm bảo tiếp xúc với trũng, rãnh và khoang tiếp cận của răng đối diện như đã trình bày ở phần “Sự ăn khớp bộ răng vùng răng sau”.
Angle đề xuất một phân loại khớp cắn dựa trên đặc điểm lồng múi, trong đó khớp cắn bình thường được xếp vào khớp cắn hạng I Angle.
Hai cặp răng chính sử dụng làm tiêu chuẩn xếp hạng là răng nanh và răng cối lớn thứ nhất. Tương quan răng cối được gọi là hạng I khi múi gần ngoài răng cối lớn thứ nhất hàm trên lồng khớp với rãnh gần ngoài răng cối lớn thứ nhất hàm dưới.
Tương quan răng nanh được gọi là hạng I khi đỉnh múi răng nanh hàm trên lồng khớp với khoang tiếp cận ngoài giữa răng nanh và răng cối nhỏ thứ nhất hàm dưới.
Trong tiêu chí lồng múi, Andrews đề xuất tiêu chuẩn số 1, với yêu cầu cả 3 múi chính của răng cối lớn thứ nhất hàm trên ăn khớp với trũng, rãnh và khoang tiếp cận răng đối diện, trong đó múi gần ngoài ăn khớp rãnh gần ngoài răng cối lớn thứ nhất hàm dưới (tương đương hạng I răng cối Angle), múi xa ngoài ăn khớp khoang tiếp cận ngoài giữa răng cối lớn thứ nhất và răng cối lớn thứ hai hàm dưới và múi gần trong ăn khớp với trũng giữa răng cối lớn thứ nhất hàm dưới.
Tiêu chuẩn số 1 Adrews này quan trọng hơn hạng I răng cối Angle, vì đảm bảo sự lồng múi toàn bộ của răng.
Nha khoa An An – Nha khoa chuyên niềng răng
2U Nguyễn Thị Tần, phường 2, Quận 8, HCM
028 2232 1255
(đi vào đường lô F bên hông chợ Rạch Ông 50m)
Sơ đồ đường đi đến Nha khoa An An