Lịch sử chỉnh nha (niềng răng) theo thời gian

Góc chuyên môn chỉnh hình răng mặt - Nha khoa An An

Nha khoa An An – Lịch sử Chỉnh nha (niềng răng) theo thời gian

THEO DÒNG THỜI GIAN

  • Trước công nguyên:
  • Hypocrate bác sĩ Hy Lạp (460-377): tiên phong y khoa, với những báo cáo của ông về những quyển sách có ý nghĩa và kinh nghiệm, ông đã thiết lập được một truyền thống y khoa dựa trên bằng chứng.
  • Aristotle triết học Hy Lạp (384-322): nghiên cứu nghệ thuật và sinh học, đầu tiên nghiên cứu bộ rang theo diện rộng trên nhiều động vật khác nhau.
  • Anlous Corselius Celsus (25 trước và 50 sau công nguyên) bác sĩ La Mã: mô tả sự thay răng sữa và có thể điều chỉnh rang lệch bằng tay cho đến đúng vị trí.
  • Sau công nguyên:
  • Paulus Aegreta (625-690) sau công nguyên bác sĩ Ả Rập: đã đề cập mài nhỏ rang hoặc nhổ răng để sửa chữa sự nhô răng, lệch lạc không đều đặn của các răng.
  • Leonardo da Vinci (1452-1519) nhà khoa học, nghệ sĩ đa tài: xác lập giải phẫu học của răng, vẽ và mô tả thân và chân răng. Xác lập chức năng và quan hệ các răng cũng như tương quan các khớp hai hàm.
Góc chuyên môn niềng răng - Nha khoa An An
Góc chuyên môn niềng răng – Nha khoa An An

“Những răng nằm xa khớp ATM thì có những bất lợi cơ học hơn các răng ở vị trí gần khớp thái dương hàm”.

  • Vesalius (1514-1564): bác sĩ Bỉ đặt tên và phân loại răng theo chức năng.
  • Eustachus (1520-1574): bác sĩ Ý xác định tuần tự phát triển răng sữa và răng vĩnh viễn.
  • Arzu Buchlein (1530): nhổ răng sữa tuần tự cho răng vĩnh viễn mọc đúng.
  • Thời kỳ phục hưng:Thế kỷ 18
  • Pierre Fauchard (Pháp): Tách Nha khoa thành một nhánh mới của y khoa và được xem như nhà sáng lập Nha khoa hiện đại. Ông đã đặt nền tảng cho nới rộng hàm cũng như khơi nguồn của khí cụ cố định: Khâu, cung, thun …
  • Norman W.Kingsley (1829-1913): Thế kỷ 19

Ông là một nhà nghệ thuật, họa sĩ, điêu khắc và là một nha sĩ có nhiều ảnh hưởng lớn cho ngành Chỉnh Hình Răng Mặt (CHRM) (niềng răng) hiện đại. Là người đầu tiên dùng khí cụ ngoài mặt, tiên phong trong điều trị khe hở môi hàm ếch, Kingsley chú trọng sắp răng ngay ngắn và chỉnh sự cân đối khuôn mặt là chính, chưa chú ý sắp xếp khớp cắn.

Góc chuyên môn chỉnh hình răng mặt - Nha khoa An An
Góc chuyên môn chỉnh hình răng mặt – Nha khoa An An

Ông là hiệu trưởng trường Nha NewYord.

  • Calein S.Case (1847-1923): người đặt tên cho ngành là “Chỉnh hình răng mặt”. Ông cho phép nhổ răng cần thiết cho điều trị CHRM. Điều trị nhấn mạnh đến thẫm mỹ khuôn mặt. Trong thời kỳ này, ông bị Angle và các môn đệ khác phản bác. Nhưng đến nửa sau TKXX và nay ông được xếp một trong bốn bậc thầy CHRM.
  • Edward H.Angle (1855-1930): được xem là cha đẻ của ngành Chỉnh nha (niềng răng) hiện đại, ông tách Chỉnh nha (niềng răng) thành một chuyên khoa sâu chuyên biệt của Nha khoa. Từ một bác sĩ phục hình, việc chú ý đến khớp cắn, đánh giá khớp cắn tự nhiên àphân loại khớp cắn (1890) là một bước quan trọng trong Chỉnh nha (niềng răng). Định nghĩa rõ ràng, ngắn gọn, đầy đủ và đơn giản cho khớp cắn.
  • Chia khớp cắn thành 4 loại:

+ Loại I bình thường.

+ Loại I bất thường.

+ Loại II

+ Loại III

Giai đoạn đầu Angle và các môn đệ chú trọng điều trị bảo tồn răng (không nhổ răng), vì vậy giai đoạn này xảy ra tranh luận, tranh cãi nhiều trên giới CHRM vấn đề nhổ răng? Nhưng do theo cách điều trị như trên của Angle thì chỉ quan tâm à hàm răng đều và khớp, điều này làm giảm khả năng cải thiện thẫm mỹ và sự hài hòa khuôn mặt.

Tuy vậy, sau một thời gian điều trị ông cũng nhận thấy một điều: một khí cụ hoàn hảo sẽ không đạt yêu cầu nếu không đem lại thẫm mỹ cho khuôn mặt. Còn hơn thế nữa là không giữ được sự duy trì kết quả bởi sự thăng bằng không được ổn định.

Vì vậy nhổ răng một lần nữa được đặt ra một cách thích hợp để duy trì một khớp cắn vững ổn + khuôn mặt hài hòa. Nhiều lúc hai quan điểm này vẫn còn bàn cãi cho đến ngày nay?

Angle sáng tác lớn trong ngành CHRM. Đặc biệt khí cụ Elgmise và cung điều chỉnh thường dùng trong CHRM.Ông là chủ tịch hội Chỉnh nha (niềng răng) đầu tiên 1900.

Angle mở trường ĐH Chỉnh nha (niềng răng) Angle 1922 (1 khóa/ 1 năm). Các môn đệ của ông sau này cũng mở trường Chỉnh nha (niềng răng) như: Benno Lischer (1876-1959), Martin (1881-1933), …

  • Thời kỳ bắt đầu sử dụng phim đo sọ:
  • Phim đo sọ bắt đầu sử dụng Broadbiat: phim này cho thấy nhiều sai khớp cắn Loại II, Loại III còn là do sai tương quan xương hàm. Nhờ có sự phân tích vấn đề xương trên phim mà người ta có thể thay đổi sự phát triển xương hàm thong qua CHRM.

Vì vậy, điều trị Châu Âu à phát triển khí cụ chức năng: tạo điều kiện xương phát triển đúng.

Mỹ à ít dùng hơn nhưng sau đó dùng giữa TK 20, khi Macramara sang Châu Âu (Đức) gặp được bác sĩ CHRM sử dụng và đạt kết quả rất tốt cho trẻ mà Mỹ không có được.

Trong giai đoạn này, Mỹ Châu Âu

Khí cụ dây thẳng Bẻ dây, MCO: Edgewise Standart

Khí cụ tháo lắp Khí cụ chữa răng

Khí cụ tháo lắp.

  • Đầu thế kỷ 21: CHRM có 3 thay đổi quan trọng.
  1. Nhấn mạnh thẫm mỹ vùng răng và mặt.
  2. Bệnh nhân tham gia nhiều hơn trong kế hoạch điều trị.
  3. Chỉnh hình được mở rộng cho người già và điều trị tiền phục hình cũng như phối hợp bên chuyên khoa.
  • Tóm lại,mục đích của CHRM hiện đại:

Tạo sự cân bằng tốt nhất giữa tương quan khớp cắn và thẫm mỹ răng mặt, sự vững ổn của kết quả và phục hồi bộ răng. “Cải thiện tâm lý và chức năng”.

  • Định nghĩa (ADA):

Chỉnh hình là ngành liên quan đến sự theo dõi, hướng dẫn và điều chỉnh sự phát triển và trưởng thành của các cấu trúc hàm mặt bao gồm di chuyển răng, điều chỉnh các sau tương quan hay sai hình  của các cấu trúc liên quan thong qua mối tương quan giữa các răng và với xương mặt bằng việc áp dụng lực đơn thuần hay phối hợp với việc kích thích hoặc tái định hướng lực chức năng trong phức hợp sọ mặt.

  • Trách nhiệm chính của điều trị CHRM gồm:

Chẩn đoán, phòng ngừa, can thiệp và điều trị tất cả các dạng sai khớp cắn và các thay đổi liên quan các cấu trúc xung quanh: Thiết kế, áp dụng, kiểm soát các khí cụ hướng dẫn bộ răng và cấu trúc răng để đạt được và duy trì tương quan tối ưu đảm bảo cho sự hài hòa thẫm mỹ và chức năng giữa các cấu trúc sọ mặt

CÁC HƯỚNG Chỉnh nha (niềng răng) THEO THỜI GIAN

Tháo lắp:

  • Tháo lắp chức năng:(tốt, chỉ định phù hợp)
  • Khí cụ tháo lắp điều trị can thiệp, điều trị chức năng:

Monobloe, Actirator, Priorator, Frankel, … đây là các khí cụ chức năng cứng, nhựa cứng và thép. Khả năng điều trị tốt nhưng khả năng hợp tác điều trị kém để có kết quả khó.Ngày nay dần được thấy bằng khí cụ điều trị chức năng mềm nhưng đảm bảo công năng điều trị như thế hệ đàn anh.

  • Khí cụ chức năng mềm dẻo bằng silicon, loại này phát triển mạnh Châu Âu … EF2, EF3, EF start, EF trairn, EF guide, I3(S,M), EF braces, …: trẻ em dễ chấp nhận ngay ban đầu và có hợp tác tốt thì kết quả tốt (phụ thuộc bác sĩ và gia đình).
  • Tháo lắp toàn diện:(chỉ định hạn chế).
  • Khí cụ tháo lắp tác động: các biến thể khí cụ Hawlay các lò xo, ONR, … Bác sĩ điều trị có thể chủ động can thiệp điều chỉnh lên khí cụ do răng theo ý muốn. Tuy vậy, khí cụ này khả năng điều trị hạn chế do nhiều nguyên nhân: thời gian đeo, hướng di chuyển và khả năng tác động có hạn chế, mặc dù vậy, một số bác sĩ bậc thầy vẫn thường dùng ở Châu Âu.
  • Khí cụ tháo lắp thụ động hoặc bán thụ động: Invisalling

Bác sĩ trực tiếp điều trị, không có khả năng can thiệp về kế hoạch , thao tác, tác động tang, giảm lực …, mọi chỉ định đều phụ thuộc kế hoạch, phụ thuộc khí cụ, phụ thuộc suy nghĩ và cả cơ chế …mất một chặng khí cụ đeo, toàn bộ không còn khả năng điều trị …

Cố định:

  • Edgwise tiêu chuẩn (mắc cài ngoài) àdây thẳng, mắc cài có góc độ: Andrew Roth, Alexandet, MBT, Damon, Minvis …
  • Begg: mắc cài dọc, dây nhẹ.

CÁC NHÁNH PHÁT TRIỂN

Ngành CHRM bắt nguồn từ những nguyên lý cơ bản về sinh học, mô học, vật lý học mà từ đó xây dựng nên các kỹ thuật chỉnh hình riêng. Thấy rõ nét nhất là thời kỳ phim đo sọ ra đời: Begg, Tweed, Steiner, Ricket, Alexander, MBT, Damon, …Tuy vậy nhưng tất cả các học thuyết của các tiền nhân vẫn là những nguyên tắc cơ bản chỉ khác nhau ở phần tư tưởng.

Tóm lại, mọi học thuyết đều được tạo ra dựa trên nền tảng kiến thức cơ bản.

* Bài viết sử dụng tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau

Nha khoa An An – Nha khoa chuyên niềng răng trả góp tại quận 8

ĐC: 2U Nguyễn Thị Tần, phường 2, Quận 8, HCM

ĐT: 028 2232 1255

Sơ đồ đường đi đến Nha khoa An An

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *